BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRƯNG VƯƠNG ——————————– | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————————————- Vĩnh phúc, ngày….. tháng…..năm 2019 |
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
CHÍNH QUY NGÀNH LUẬT KINH TẾ
(Ban hành theo Quyết định số…./QĐ-ĐHTV ngày ….tháng….năm 20….của Hiệu trưởng Trường Đại học Trưng Vương)
- Mục tiêu đào tạo
- Mục tiêu chung:
Đào tạo Cử nhân Luật kinh tế có kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý ở Việt Nam và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật, trên cơ sở kiến thức về kinh tế. Có năng lực để nghiên cứu và xử lý những vấn đề phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế. Có khả năng làm việc độc lập, sang tạo, thích ứng cao với môi trường kinh tế – xã hội, có phẩm chất chính trị tốt, lập trường tư tưởng vững vàng. Nhiệt tình với công việc, gắn bó với nghề nghiệp, trung thực trong công việc được giao nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- Mục tiêu cụ thể
- Về kiến thức:
Vận dụng được các kiến thức đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành để giải quyết độc lập, sang tạo các vấn đề pháp lý trong hoạt động kinh doanh.
- Về kỹ năng:
- Phân tích, đánh giá được các tình huống pháp luật và lựa chọn áp dụng những quy định pháp luật thích hợp.
- Có kỹ năng, nghiệp vụ trong kinh doanh thương mại và tư vấn pháp lý trong kinh doanh.
- Đề xuất được giải pháp để giải quyết các vấn đề pháp lý trong hoạt động kinh doanh.
- Thành thạo trong việc soạn thảo các hợp đồng, tài liệu và văn bản pháp luật sử dụng trong các quan hệ dân sự, thương mại và hành chính.
- Có phương pháp trình bày khoa học, thực hiện tư vấn pháp luật đạt hiệu quả cho các đối tượng.
- Có khả năng đàm phán trong công việc và giao tiếp đạt hiệu quả.
- Có khả năng thích ứng với các thay đổi nhanh của xã hội, khả năng tự học trong môi trường làm việc và học tập suốt đời.
- Khai thác và sử dụng được thành thạo các phần mềm chuyên ngành để phục vụ cho công việc chuyên môn có hiệu quả.
- Sử dụng được tiếng Anh đạt trình độ 3 (tương đương B1 khung năng lực ngoại ngữ chuẩn châu Âu) để nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
- Có kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm một cách hiệu quả.
- Về thái độ:
- Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.
- Có tinh thần trách nhiệm, luôn chủ động, sáng tạo trong công việc được giao
- Có ý thức chấp hành kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp
- Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp.
- Khả năng nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp có khả năng:
- Làm việc tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế;
- Làm việc tại Tòa kinh tế thuộc hệ thống Tòa án nhân dân, các tổ chức Trọng tài thương mại và các đơn vị dịch vụ, tư vấn pháp luật kinh doanh.
- Làm việc tại bộ phận pháp chế, bộ phận tư vấn cho tất cả các loại hình doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật.
- Làm việc trong cơ quan nhà nước: Sở tư pháp, phòng Kinh tế, Viện Kiểm soát, Sở công thương, Cục thuế, Hải quan…
- Làm công tác nghiên cứu trong các Viện nghiên cứu về Nhà nước và pháp luật.
- Làm Luật sư khi có đủ kinh nghiệm và có chứng chỉ theo quy định.
- Giảng viên Luật kinh tế ở các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp.
- Thời gian đào tạo: 04 năm
- Khối lượng kiến thức toàn khóa: 126 tín chỉ (TC) không tính các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục an ninh Quốc phòng
- Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
- Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp:
- Quy trình đào tạo: Theo hệ thống tín chỉ
Thực hiện quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành theo Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/05/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Điều kiện tốt nghiệp:
- Sinh viên được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng cử nhân khi hội đủ các tiêu chuẩn quy định tại điều 27,28 quy chế đào tạo đại học và cao đẳng chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/05/2014.
- Sinh viên phải tích lũy đủ 126 tín chỉ (không kể các môn GDTC và GDQP trong đó có 30 TC thuộc các học phần của khối kiến thức chuyên ngành)
- Thang điểm: Thang điểm 10 sau đó quy đổi ra thang điểm chữ và thang điểm 4 theo quyết định 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/05/2014.
- Nội dung chương trình:
Chương trình được bố trí theo tín chỉ, mỗi tín chỉ được bố trí 15 tiết, 1 tiết lý thuyết bằng 50 phút, bằng 02 tiết thực hành.
STT | KHỐI KIẾN THỨC | SỐ TÍN CHỈ |
7.1 | Kiến thức giáo dục đại cương | 25 |
7.2 | Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp | 86 |
7.2.1 | Kiến thức cơ sở ngành | 48 |
Các học phần bắt buộc | 40 | |
Các học phần tự chọn | 8 | |
7.2.2 | Kiến thức chuyên ngành | 38 |
Các học phần bắt buộc | 30 | |
Các học phần tự chọn | 8 | |
7.3 | Thực tập và thi tốt nghiệp | 15 |
Thực tập tốt nghiệp | 5 | |
Khóa luận tốt nghiệp | 10 | |
Tổng cộng | 126 |
Các học phần cụ thể:
TT | MÃ HP | Tên học phần xếp theo khối kiến thức | Tổng số tín chỉ | Ghi chú |
7.1. Kiến thức giáo dục đại cương | 25 | |||
1 | Những nguyên lý CB của Chủ nghĩa Mác-Lênin | 5 | ||
2 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 | ||
3 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam | 3 | ||
4 | Tiếng Anh 1 | 3 | ||
5 | Tiếng Anh 2 | 3 | ||
6 | Tiếng Anh chuyên ngành 1 | 3 | ||
7 | Tiếng Anh chuyên ngành 2 | 4 | ||
8 | Tin học đại cương | 2 | ||
9 | Giáo dục thể chất | 5ĐVHT | (*) | |
10 | Giáo dục An ninh Quốc phòng | 165 tiết | (*) | |
7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp | 86 | |||
7.2.1. Kiến thức cơ sở ngành | 48 | |||
Các học phần bắt buộc | 40 | |||
11 | Kinh tế Vi mô | 3 | ||
12 | Kinh tế Vĩ mô | 3 | ||
13 | Lý luận nhà nước và pháp luật | 3 | ||
14 | Xây dựng văn bản pháp luật | 2 | ||
15 | Luật hiến pháp | 3 | ||
16 | Luật hành chính | 3 | ||
17 | Luật Dân sự Việt Nam 1 | 3 | ||
18 | Luật Dân sự Việt Nam 2 | 3 | ||
19 | Luật tố tụng Dân sự Việt Nam | 3 | ||
20 | Công pháp Quốc tế | 3 | ||
21 | Tư pháp Quốc tế | 3 | ||
22 | Nguyên lý kế toán | 2 | ||
23 | Luật tài chính Việt Nam | 3 | ||
24 | Luật Lao động Việt Nam | 3 | ||
Các học phần tự chọn | 8 | |||
25 | Luật ngân hang | 2 | ||
26 | Luật đất đai | 2 | ||
27 | Luật Môi trường | 2 | ||
28 | Quản trị học | 2 | ||
29 | Lý thuyết tài chính tiền tệ | 3 | ||
30 | Lịch sử các học thuyết kinh tế | 2 | ||
31 | Xã hội học đại cương | 2 | ||
32 | Tâm lý học đại cương | 2 | ||
33 | Đại cương văn hóa Việt Nam | 2 | ||
34 | Logic học | 2 | ||
35 | Luật sở hữu trí tuệ | 2 | ||
36 | Pháp luật an sinh xã hội | 2 | ||
37 | Luật Hình sự | 3 | ||
38 | Luật tố tụng hình sự | 2 | ||
39 | Pháp luật cộng đồng Asian | 3 | ||
40 | Luật Hôn nhân và Gia đình | 2 | ||
41 | Pháp luật về phòng, chống tham nhũng | 2 | ||
7.2.2. Kiến thức chuyên ngành | 38 | |||
Các học phần bắt buộc | 30 | |||
42 | Luật Thương mại 1 | 3 | ||
43 | Luật Thương mại 2 | 3 | ||
44 | Luật Cạnh tranh | 2 | ||
45 | Luật Thương mại Quốc tế | 2 | ||
46 | Luật Đầu tư | 2 | ||
47 | Pháp luật kinh doanh bất động sản | 2 | ||
48 | Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại | 2 | ||
49 | Luật hợp đồng Thương mại Quốc tế | 2 | ||
50 | Kỹ năng tư vấn pháp luật | 2 | ||
51 | Kỹ năng giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại | 2 | ||
52 | Quản trị doanh nghiệp | 2 | ||
53 | Pháp luật về tài chính doanh nghiệp | 2 | ||
54 | Pháp luật về Thương mại điện tử | 2 | ||
55 | Pháp luật về Xuất Nhập khẩu | 2 | ||
Các học phần tự chọn | 8 | |||
56 | Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán | 2 | ||
57 | Quản trị nhân sự | 2 | ||
58 | Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng | 2 | ||
59 | Luật Công ty các nước Asian | 2 | ||
60 | Bảo hiểm trong kinh doanh | 2 | ||
61 | Mua bán, sát nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam | 2 | ||
7.3. Thực tập và Khóa luận tốt nghiệp | 15 | |||
7.3.1. Thực tập tốt nghiệp | 5 | |||
7.3.2. Khóa luận tốt nghiệp | 10 | |||
Tổng số tín chỉ toàn khóa học | 126 |
Ghi chú: Sinh viên không làm khóa luận phải học thêm 10TC trong số các học phần tự chọn của kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành để tích lũy cho đủ số tín chỉ theo quy định.